Tho-PBD-1-5

 Xin Mời qúy vị xem Kinh Pháp Bảo Đàn được phổ thơ lục bát theo Bản dịch của Ni Sư Trí Hải
 Từ Phẩm 1-5

Phẩm Một
Tự Thuật

Khi Đại Sư đến Bảo Lâm
Có Quan họ Vi Thiều Châu đến mời
Thỉnh Đại Sư đến thành đô
Ngay ở Đại Phạm giảng đường pháp âm
Khi lên pháp tòa Sư thăng
Cùng quan, Phật tử, Tăng Ni hơn ngàn
Cùng nghe Phật pháp Sư ban:
“Tự tánh Bồ Đề xưa nay trong lành
Dùng tâm ấy làm Phật nhanh
Hãy nghe đắc đạo viên thành của tôi
Huệ Năng mất cha còn thơ
Nhờ Mẹ nuôi dưỡng cuộc đời khó khăn
Làm nghề bán củi gian nan
Gánh củi cho khách, đi ngang một nhà
Người ấy đọc kinh Kim Cang
‘Ưng Vô Sở Trụ’ Huệ Năng ngộ liền
Người ấy nói rằng từ miền
Hoàng Mai, Ngũ Tổ trụ trì nơi đây
Ngũ Tổ khuyên tụng Kinh này
Huệ Năng bừng tỉnh biết rằng túc duyên
Phật Pháp đến thời cho nên
Cấp tốc từ mẹ đến liền Hoàng Mai
May người cho mười lạng vàng
Để lo cho mẹ, hành trang lên đường
Đi suốt ba mươi ngày trường
Lên gặp Ngũ Tổ giảng đường Hoàng Mai
Ngũ Tổ liền hỏi Huệ Năng
Lên đây gặp Tổ muốn cầu việc chi?
Huệ Năng liền đáp tức thì
Đến đây chỉ muốn được làm Phật thôi
Lãnh Nam quê mùa như ngươi
Mà đòi làm Phật cho đời cười chê
Năng rằng tuy là nhà quê
Con người thì có phân miền Bắc Nam
Phật tánh thì chẳng Bắc Nam
Con và Tổ tuy tấm thân khác màu
Phật tánh nào có khác đâu?
Ngũ Tổ muốn nói đôi câu thêm vào
Nhưng vì thấy chúng lao xao
Liền bảo Huệ Năng đi vào nhà sau
Huệ Năng xin hỏi một câu:
Kính bạch Ngũ Tổ nhà sau làm gì?
Tự tâm thường sanh trí minh,
Không rời tự tánh, chứng minh phước điền
Tổ nói xuống nhà xây đi
Tên này sắc sảo nói chi dài dòng
Huệ Năng đi vào nhà trong
Bửa củi xây gạo đã ròng tám trăng
Một hôm Tổ thấy nói rằng:
Ta thấy kiến giải của con nên dùng
Nhưng sợ có các ác nhân
Họ sẽ hãm hi thân con nên đành
Không nói cho ra việc này
Chắc Con có hiểu ý ta như vầy?
Huệ Năng liền trả lời ngay:
Dạ, con có hiểu nên vào nhà sau.
Tám tháng thời gian qua mau
Tổ gọi đồ chúng chuyện này Ngài răn:
Chuyện lớn là việc tử sanh,
Các ngươi thì cứ suốt ngày cầu mong
Để rồi được phước quanh năm
Nhưng chẳng chịu cầu thoát vòng tử sinh
Hãy Tự quán sát trí mình
Đem tánh Bát Nhã kệ trình ta xem
Nếu thấy Phật Pháp thì khen
Được làm Lục Tổ, trao truyền Bát, Y
Mau lên không được hoãn trì
Suy nghĩ tức không trúng chi đó mà
Kiến tánh thấy liền nói ra
Nếu đã thấy tánh múa đao pháp trường
Ra trận cũng thấy tận tường
Mọi người thấy vậy đều nhường Bát Y
Cho Thầy Thần Tú chủ trì
Sau này cứ nương Thầy thì tốt thôi
Ai cũng sợ uổng phí công
Làm kệ thì cũng chẳng mong được gì
Thần Tú trong bụng nghĩ suy
‘Không ai muốn làm kệ trình dâng lên
Ta là Thầy họ cho nên
Nếu không làm kệ trình lên cho Ngài
Sao biết kiến giải của ta
Rằng là sâu cạn thế nào ai hay
Trình kệ đạt pháp thì hay
Nhưng cầu vị Thánh chẳng hay chút nào,
Bao giờ mới đắc pháp đây
Thần Tú khó xử phút giây não lòng’
Ngũ Tổ có khoảng hành lang
Mời quan Cung phụng Lô Trân vẽ hình
Biến hoá trong Lăng Già Kinh
Biểu đồ đắc pháp của năm Tổ Thầy
Trong khi Thần Tú lo thay
Bồn chồn thao thức suốt ngày lo toan
Mỗi lần đi ngang hành lang
Cứ muốn trình kệ mà mang nỗi sầu
Chẳng dám trình Tổ đôi câu
Và trải đến hơn bốn ngày trôi qua
Qua lại những mười ba lần
Thần Tú đã đến hành lang vội vàng
Rồi nghĩ viết kệ trên đây
Nếu Tổ khen thì kệ này của ta
Còn chê uổng phí bao năm
Nhận người lễ bái chẳng còn ra chi
Thôi ta cứ thử viết đi
Thần Tú lấy mực chép ghi đôi hàng
‘Thân là cây Bồ Đề này
Tâm thì trong sáng như đài gương kia
Ngày ngày siêng năng chùi lau
Chớ để bụi bậm bám vào trên gương’
Viết xong Thần Tú về phòng
Không để cho ai biết rằng Tú ghi
Rồi Thần Tú lại nghĩ suy
Ngày mai Ngũ Tổ khen thì có duyên
Còn chê, vì nghiệp nặng nề
Không đắc được pháp, muội mê kiếp này
Thánh ý thật khó lường thay!
Thần Tú chẳng ngủ băn khoăn trong lòng
Thế là vào sáng hôm sau
Tổ gọi quan Cung phụng vào hành lang
Nhưng vừa thấy kệ bốn hàng
Ngài nói: Họa hình chẳng cần nữa chi
Ông từ xa đến thật phiền
Kinh dạy phàm có tướng đều dối hư
Nên để bài kệ này thôi
Mọi người trì tụng tu theo kệ này
Rồi bảo đốt hương trầm bay
Kính lễ bài kệ nơi này tu đây
Môn nhân tấm tắc khen hay
Cho đến đêm điểm canh ba Tổ vào
Hỏi Tú ông làm phải chăng?
Dạ, thưa bài đó con làm chỉ mong
Hòa Thượng từ bi xót thương
Xem con có trí tuệ không thưa Ngài,
Con chẳng cầu Tổ tương lai
Chỉ mong Ngài giúp sửa bài sáng đăng
Ngũ Tổ liền bảo Tú rằng
Mới chỉ ngoài cửa chưa vào được trong
Bài kệ chưa thấy tánh đâu
Nếu đem kiến giải kệ này để xin
Cầu đạo Vô thượng Bồ Đề
Hoàn toàn không thể quay về tánh chân
Cốt là phải thấy bản tâm
Bản tánh không diệt không sanh, không còn
Một chơn hết thảy đều chơn
Vạn pháp không thể cản ngăn được gì
Vạn cảnh thanh tịnh như như
Cái tâm bình đẳng như như thật chơn.
Ông nên làm kệ khác hơn
Nếu vào được cửa Đạo chơn thật này
Đến ta truyền Y Pháp đây
Thần Tú lui ra bất an vô cùng,
Như người trong mộng không vui
Trải qua mấy ngày đứng ngồi chẳng yên.
Một bữa nọ từ nhà trên
Có một chú tiểu đọc lên kệ này
Huệ Năng nghe rồi hiểu ngay
Bài kệ chưa thấy bản tâm tánh gì
Chưa được giáo hóa điều chi
Huệ Năng đã hiểu ý kia chưa thành
Liền hỏi đồng tử ấy rằng
Đọc bài kệ này đâu ra như vầy
Chú bảo cái anh quê này
Tổ bảo việc lớn đó là tử sanh
Ai làm được kệ trình nhanh
Tổ sẽ truyền Bát Y trao pháp mầu
Được làm Lục Tổ về sau
‘Vô tướng’ Thần Tú viết bài trình lên
Đại Sư bảo nên tụng theo
Không đọa ác, lợi ích nhiều thêm hơn
Huệ Năng liền bảo chú rằng
Tôi giã gạo tám tháng nay trong này
Chưa bao giờ lên đến đây
Xin thượng nhân dắt tôi ngay lên giùm
Chú đưa Huệ Năng đến nơi
Vì không biết chữ, nên nhờ đọc cho
Có quan Biệt Giá Giang châu
Tên Trương Nhật Dụng đứng hầu đọc to
Huệ Năng vừa mới nghe xong
Nói cũng có kệ nhờ ông viết giùm
Anh này cũng có kệ ư?
Huệ Năng liền bảo quan đừng khinh khi
Muốn học Đạo Vô Thượng thì
Không nên khinh rẻ hay chê người nghèo
Sơ học, hạ lưu đôi khi
Có trí bậc thượng trong khi có người
Thượng lưu không tuệ trí ngời
Quan nghe liền nói đôi lời cho hay
Thôi anh cứ đọc kệ ngay
Tôi viết, đắc pháp sau này độ tôi
Xin nhớ đừng có quên lời
Thế là Huệ Năng đọc bài kệ sau:
‘Bồ Đề vốn chẳng có cây
Gương sáng cũng chẳng có đài chi đâu
Xưa nay chẳng có vật nào
Thì bụi trần bám vào đâu nơi nào’
Mọi người nghe xong nói vào
Quả không nên vội đoán vào tướng thân
Bồ tát đâu được sử sai
Tổ nghe bàn tán xôn xao như vầy
Sợ người ám hại, lấy giầy
Chà lên bài kệ nói rằng cũng chưa
Thấy được bản tâm đâu nào
Mọi người cũng hết lao xao, tán thành
Hôm sau, Ngũ Tổ xuống nhà
Thấy Huệ Năng giã gạo nai lưng làm
Ngũ Tổ nói với Huệ Năng
Người cầu đạo phải gian nan thế chừ?
Và hỏi: Gạo giã trắng chưa?
Huệ Năng liền đáp xin thưa, trắng rồi
Đã lâu, cần sàng sảy thôi
Tổ biết Huệ Năng hiểu Người cho hay
Dùng cây tích trượng gõ vào
Trong cối giã gạo ba lần rồi đi
Huệ Năng hiểu ý tức thì
Canh Ba đêm ấy bước đi vào phòng
Tổ dùng cà sa che Ông
Sợ người ta thấy ánh đèn sáng kia
Tổ đọc Kinh Kim Cang nghe
‘Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’
Huệ Năng đại ngộ liền ngay
Vạn pháp không lìa bản tâm trong lành
Huệ Năng bạch với Tổ rằng
‘Tự Tánh vốn tự trong lành xưa nay
Không sanh cũng không diệt này
 Không động cũng chẳng không lay chuyển vầy
Tự tánh vốn tự đủ đầy
Có thể muôn pháp sanh ra thế này’
Tổ biết Huệ Năng hiểu bài
Nên bảo: Không biết bản tâm thế nào
Học đạo vô ích chứ sao
Người nếu biết được tự tâm thật rồi
Thấy được tự tánh mình rồi
Thành bậc trượng phu của trời, chúng sanh
Đó chính Phật đạo đã thành
Con nay đạo đã viên thành ta trao
Pháp môn đốn ngộ, Bát Y
Về sau con gắng giữ gìn độ sanh
Con là Lục Tổ hiệu danh
Hãy gắng truyền bá đời sau Pháp mầu
Ta đọc cho bài kệ sau:
H»u tình lai hå chûng,
NhÖn ÇÎa quä hÜ©n sanh,
Vô tình diŒc vô chûng,
Vô tánh diŒc vô sanh.

DÎch nghiã:
H»u tình ÇÜ®c gieo giÓng,
NhÖn gieo quä ¡t sanh,
Vô tình thì vô chûng,
Vô tánh cÛng vô sanh.
(Ni Sư Trí Hải)

Tổ lại bảo Huệ Năng rằng
Tổ Đạt Ma đến Trung Hoa trao truyền
Bởi vì người ta chưa tin
Nên dùng tín thể Bát Y như vầy
Chư Phật, Tổ tâm truyền tâm
Y Bát là mối tranh giành mà thôi
Vậy con cũng hãy nhớ lời
Đừng truyền Y Bát  đến đời mai sau
Nếu truyền sống như chỉ mành
Thôi con vội đi xa nhanh nơi này
Có kẻ biết, sẽ bất an
Huệ Năng hỏi Tổ về đâu bây giờ?
Ngũ Tổ liền trả lời rằng
Gặp Hội thì ẩn, gặp Hoài thì ngưng
Tổ tiễn Năng bờ Cửu Giang
Vừa đi xuống thuyền Huệ Năng cầm chèo
Ngũ Tổ liền nói với theo
Để ta độ con thì chèo thuyền cho
Khi mê Thầy độ cho con
Bây giờ đã ngộ, độ con tự mình
Ngũ Tổ liền trả lời rằng
Đúng thế! Phật Pháp về sau thịnh hành
Do con, hãy về hướng Nam
Không nên thuyết pháp sớm, hành đạo mau
Bởi vì Phật Pháp nhiệm mầu
Tùy duyên, thì khỏi lo âu, nguy nàn
Huệ Năng từ biệt Tổ xong
Liền về trực chỉ hướng Nam lên đường
Đến Đại Dũ hai tháng trường
Ngũ Tổ không ra giảng đường mấy hôm
Chúng nghi liền tới hỏi thăm
Hòa Thượng đau ốm gì chăng, thưa Thầy?
Tổ rằng: Đau thì chẳng đau
Nhưng mà Y Bát đã vào phương nam
Chúng hỏi ai được truyền trao?
Tổ đáp ai có khả năng thì truyền
Vài trăm đồ chúng đuổi theo
Để đoạt Y bát lấy về lại đây
Trong nầy có một vị Tăng
Dẫn đầu đồ chúng tên là Huệ Minh
Tướng quân thô bạo trước kia
Chạy nhanh như thỏ kiếm tìm Huệ Năng
Cuối cùng đuổi kịp Huệ Năng
Huệ Năng trong bụi nói rằng cho hay
Y Bát là vật làm tin
Há dùng vũ lực đoạt Y Bát này?
Huệ Minh lấy Bát, Y ngay
Nhưng Y Bát chẳng lung lay được nào.
Thấy vậy Huệ Minh nói ngay
Hành giả tôi vì pháp mà tới đây,
Chẳng phải vì Y, bát đâu?
Huệ Minh lên đá nói rằng cho hay
Ông đã vì pháp đến đây
Đình chỉ mọi duyên, chớ sanh niệm nào,
Không nghĩ ác, không nghĩ lành
Cái gì diện mục bản lai của thầy
Huệ Minh đại ngộ liền ngay
Và hỏi còn mật ý nào nữa không?
Mật ý đã nói cho ông
Nếu được thì mật còn đâu nữa nào
Tự phản chiếu mật trong ông
Huệ Minh đã ở Hoàng Mai rất lâu
Nhưng chưa biết ngộ gì đâu
Chưa thấy diện mục bản lai của mình
Nay Ngài đã độ Huệ Minh
Xin nhận là Thầy Huệ Minh, ơn Ngài
Vậy cùng Tổ Sư Hoàng Mai
Minh hỏi đi về hướng nào từ nay
Gặp Viên thì hãy dừng ngay
Gặp Mông thì ở nơi đây thì lành
Huệ Minh từ giã Thầy mình
Và đã đổi tên Đạo Minh sau này
Minh đi xuống núi nói rằng
Chẳng thấy dấu vết Huệ Năng đâu nào
Chúng đều liền bỏ đi xa
Huệ Năng đã đến Tào khê ẩn mình
Nhưng bị ác nhân theo hoài
Đành vào Tứ Hội thợ săn ở cùng
Trải qua mười lăm năm hơn
Tùy nghi thuyết pháp thợ săn nghe lời
Thợ săn giao việc cho tôi
Nào là giữ lưới nấu nồi thịt rau
Mỗi khi thấy thú lọt vào
Tôi đều thả hết, ăn rau trong nồi
Ngày kia nghĩ đến lúc rồi
Phải ra hoằng pháp độ người độ sanh
Không cần phải trú ẩn hoài
Ra chùa Pháp Tánh Quảng Châu một mình
Ấn Tông Pháp sư giảng Kinh
Thấy hai vị tăng luận tranh trong chùa
Người nói gió động lua khua
Kẻ nói phướn động vẫn chưa dứt ngừng
Huệ Năng thấy vậy bèn thưa
Chẳng phải gió động, phướn từng chưa bay
Tâm các ông động có hay
Cả chúng ngạc nhiên hoang mang biết rằng
Đây chính một vị Cao Tăng
Ấn Tông liền mời Huệ Năng lên tòa
Hỏi những ý nghĩa thâm sâu
Thấy Năng trả lời gọn, hay tuyệt vời
Hành giả chẳng phải người thường
Nghe đâu Y Bát đất Hoàng Mai kia
Đã về Nam để làm tin
Có phải hành giả được Y Bát này?
“Không dám” Huệ Năng đáp rằng
Tôi cũng người thường ở đây thưa Ngài
Ấn Tông đảnh lễ Huệ Năng
Và xin Y Bát đưa ra chúng nhìn
Ấn Tông hỏi cách thọ truyền
Hoàng Mai phó chúc thọ truyền ra sao?
Huệ Năng tôi liền đáp rằng
Chẳng có dạy, phó chúc hay truyền lời
Chỉ cần kiến tánh mà thôi
Thiền định giải thoát chẳng cần chi đâu.
Thiền định giải thoát là sao?
Đó là nhị pháp làm sao thực hành
Phật pháp là pháp không hai
Xin hỏi Phật pháp không hai thế nào?
Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn,
Phật tánh là pháp không hai rõ ràng
Cũng như trong kinh Niết Bàn:
Cao Đức Vương bạch Phật rằng như sau:
Phạm bốn giới trọng, và làm
Tội ngũ nghịch, dứt căn lành hay không?
Xiển đề mất Phật tánh không?
Phật liền trả lời căn lành có hai
Một là thường, hai vô thường
Phật tánh thì lại phi thường, hai là
Phi vô thường, không đoạn trừ
Do đó nên được gọi là không hai
Một là Thiện, và hai là
Bất thiện, Phật tánh cũng là thiện luôn
Hai là không thiện cho nên
Gọi là không hai như trên đó mà
Uẩn và giới, phàm thấy hai
Nhưng người bậc trí, hiểu ngay ngộ rằng:
Phật Tánh vốn là không hai
Ấn Tông hoan hỷ chắp tay nói rằng:
“Tôi giảng như ngói gạch thôi,
Còn nhân giả nói nghĩa như vàng ròng”
Năng tôi nguyện được làm Thầy
Tôi ở dưới cội Bồ đề diễn khai
Pháp Môn Đông sơn ở đây
Huệ Năng đắc pháp ở Đông sơn này,
Trải bao khổ cực gian nan
Huệ Năng mạng như chỉ mành chuông treo
Nay gặp các vị thân quen
Nếu không phải do tiền duyên kiếp nhiều
Cũng nhờ cúng dường Thánh hiền
Chư Phật Bồ Tàt căn lành đã gieo
Nhiều kiếp đã từng ngợi khen
Mới đắc pháp Đốn giáo trên như vầy
Do Tiên Thánh truyền Pháp này
Không phải do tôi tự bày đặt ra
Mong chư vị nghe pháp này
Của chư Thánh đời trước, và tịnh tâm
Nghe xong dứt trừ nghi lầm
Sẽ cùng chư Thánh đời xưa luôn rồi!


Hết Phẩm Một

Phẩm Hai
Bát Nhã

Sứ quân họ Vi hôm sau
Thỉnh Sư giảng pháp, Sư thăng pháp tòa
Sư bảo chúng định, niệm tâm
‘Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa’
Sư nói: Bát nhã Bồ Đề
Là trí vốn trong thế nhân có rồi
Chỉ do tâm mê muội thôi
Nhờ Minh Sư khai thị cho nơi mình
Do đó kẻ ngu người minh
Phật tánh có sẵn và đồng như nhau
Chỉ có kẻ ngộ người mê
Nên mới có trí có ngu như vầy
Nay tôi xin nói pháp này
‘Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa’
Để khai trí tuệ cho ta
Nay xin đại chúng chí thành lắng nghe
Người chỉ suốt ngày tụng trì
Không biết Bát Nhã là gì, thế chi
Thì cũng như miệng nói ăn
Mà bụng dạ làm thì sao no lòng
Nói không ngoài miệng lao lung
Vạn kiếp chẳng kiến tánh mình, ích chi
‘Ma Ha Bát Nhã’ là gì?
‘Ba La Mật Đa’ nghĩa gì? Xin nghe
Là ‘Đại Trí Tuệ’ tiếng Hoa
Là ‘Đáo bỉ ngạn’ Trung Hoa nghĩa là
‘Đại trí tuệ đến bờ kia’
Chính là Bát Nhã là thuyền độ sanh
Ý nói đây cốt tâm hành
Miệng niệm mà tâm không hành thì như
Huyễn hoá chớp loè như sương
Miệng niệm, tâm hành tương ưng chân thành
Bản tánh chính là Phật tâm,
Lìa tánh thì không Phật tâm trong lòng
Tâm lượng quảng đại hư không
‘Ma Ha’ là Đại, vô cùng lớn to
Không có biên giới vuông tròn
Không xanh, không đỏ, nhỏ to, ngắn dài
Không buồn vui, không ác lành
Không phải, không trái, không đầu, không đuôi
Diệu tánh con người vốn không
Tất cả cõi Phật cũng đồng hư không
Cũng thế như tánh chơn không
Không một pháp thể đắc luôn như vầy
Nhưng thiện tri thức nghe đây:
Chớ nghe ta nói KHÔNG mà chấp KHÔNG
Trước nhất là đừng chấp KHÔNG
Tâm KHÔNG tĩnh tọa là VÔ KÝ KHÔNG
Bao hàm thế giới hư không
Sắc tướng vạn vật, mặt trăng, mặt trời
Cây cối, sông biển, núi đồi
Kẻ dữ, người lành, đất đai, thiên đàng
Địa ngục, pháp ác, pháp lành
Tất cả đều trong hư không như vầy
TÁNH KHÔNG con người cũng vầy
Tự tánh bao hàm muôn vàn pháp môn
Vạn pháp trong tánh con người
Nên được gọi là ĐẠI to vô cùng
Cũng vậy nếu thấy dữ, lành
Đối với người trí tâm hành thì tâm
Không chấp nhiễm, lấy bỏ, và
Tâm như hư không gọi là Ma Ha
Kẻ mê ngoài miệng nói ra
Nhưng người có trí thực hành trong tâm
Lại có những kẻ mê lầm
Để tâm không tĩnh tọa mà nói ra
Trăm điều không nghĩ trong ta
Tự xưng là đại, thật là tà tâm
Những kẻ này chính tà nhân
Đã bị rơi vào kiến tà như đây
Không nên nói tới tà nhân
Bây giờ, thiện tri thức này lắng nghe:
Tâm lượng quảng đại khắp cùng
Pháp giới, dùng thì rõ ràng phân minh
Ứng dụng, tất cả hiểu rành
Tất cả là một, một là khắp nơi
Và đều lui tới tự do
Tâm thể không ngại tức là mang tên
BÁT NHÃ, chính trí tuệ này
Đã tự từ tánh sanh thành chứ không
Từ ngoài vào chớ nên lầm
Chơn tánh tự dụng chính là nghĩa đây
Một chân hết thảy đều chân
Tâm lượng là phải bao hàm việc to
Chớ làm những việc nhỏ thôi
Miệng thì cứ mãi nói không suốt ngày
Mà tâm chẳng tu hạnh này
Chẳng khác gì như những dân quê mùa
Mà tự xưng mình là vua
Hạng này chẳng làm được chi trong đời
Chẳng phải là đệ tử tôi
Thiện tri thức hãy nghe lời tư duy
BÁT NHÃ có nghĩa là gì?
Dịch là trí tuệ, đứng, đi, mọi thời
Niệm niệm chẳng ngu, buông lơi
Hành đúng trí tuệ khắp nơi, trong lòng
Một niệm tuệ, BÁT NHÃ sanh
Một niệm mê BÁT NHÃ đành tuyệt luôn
Con người mê muội, mơ màng
Chẳng thấy BÁT NHÃ mà thường nói ra
Tự tu BÁT NHÃ nơi ta
Miệng nói KHÔNG thì chẳng là CHƠN KHÔNG.
BÁT NHÃ không tướng không hình
Là tâm trí tuệ tinh anh
Hiểu được BÁT NHÃ chính là minh châu.
BA LA MẬT nghĩa là sao?
‘Đáo bỉ ngạn’, là qua bờ bên kia
Có nghĩa là sanh diệt lìa
Chấp cảnh sanh diệt khởi liền ra ngay
Như nước có sóng bờ này
Lìa cảnh sanh diệt cũng không khởi dòng
Cũng như nước kia chảy thông
Gọi là bờ kia, BA LA MẬT ĐA
Người mê miệng niệm BA LA
Nhưng lại cứ nghĩ vọng sai trong lòng
Và miệng niệm niệm nếu hành
Gọi là chơn tánh, chơn tâm chân thành
Gọi là ngộ BÁT NHÃ nhanh
Không tu là phàm nhưng mà nếu tu
Thì thân đồng với Phật luôn
Phàm tức Phật, phiền não như Bồ đề
Niệm trước mê là phàm phu
Niệm sau ngộ tức Phật như Ngài liền
Niệm trước chấp cảnh là phiền
Niệm sau lìa cảnh Bồ Đề hiện ra
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Là tối tôn chư Phật ba đời này
Đã cũng từ đó mà ra
Hãy dùng ĐẠI TRÍ TUỆ mà phá tan
Ngũ uẩn phiền não trần lao
Tu hành như vậy sẽ thành Phật ngay
Chuyển ba độc tham sân si
Thành Giới, Định, Tuệ dứt mê hết lầm.
Thiện tri thức, hãy nghe đây:
Chính là pháp môn diệu này của tôi
Một Bát Nhã mà sanh ra
Được cả tám mươi bốn ngàn trí minh
Bởi vì ở trong người mình
Có những tám mươi bốn ngàn trần lao
Nếu như không có trần lao
Trí huệ thường hiện không lìa tự tâm
Và nếu người ngộ pháp này
Tức là vô niệm không say đắm cuồng
Vô ức, vô nhiễm trước luôn
Không còn khởi những vọng cuồng nơi tâm
Đối với tất cả pháp môn
Thì dùng cái tánh chơn như của mình
Dùng trí tuệ quán chiếu soi
Và không lấy, không bỏ rời pháp môn
Kiến tánh thành Phật đạo luôn
Muốn vào pháp giới thậm thâm như vầy
Và BÁT NHÃ Tam Muội đây
Phải tu hạnh BÁT NHÃ này thật sâu
Thực hành theo Kinh Kim Cang
Sẽ được kiến tánh ngộ nhanh tâm liền
Công đức vô lượng vô biên
Trong Kinh tán thán bao nhiêu cho vừa
Pháp môn này Tối Thượng Thừa
Thuyết cho những người thượng căn hiểu liền
Người trí nhỏ thì khó tin
Ví như trận bão mưa to ngập đầy
Cây cỏ đều bị cuốn trôi
Nếu mưa bão lớn biển khơi, không tràn
Không thêm, không bớt, chẳng sao
Người tối thượng thừa, thượng thừa, thượng căn,
Vừa nghe được Kinh Kim Cang
Khai ngộ Bát Nhã trí ngay nơi mình
Chẳng nhờ văn tự trong kinh
Như cỏ bị mưa bập bềnh trôi đi
Những người tiểu căn ngu si
Vốn có Bát Nhã khác gì nhưng mê
Cũng vì nghiệp chướng nặng nề
Cũng như đám mây lớn che mặt trời
Gió thổi mây chẳng tan rời
Ánh sáng không hiện ra thôi đó mà
Cũng như Bát Nhã trong ta
Không lớn, không nhỏ, không sanh, không màu
Cũng do chúng sanh tự tâm
Mê ngộ không đồng nên thành phàm phu,
Người mê chỉ thấy bề ngoài
Hướng ngoại tìm Phật tìm hoài vẫn mê
Vì chưa tìm thấy lối về
Chưa ngộ tự tánh đấy là tiểu căn
Nếu khai ngộ đốn giáo này
Chẳng chấp hình tướng bên ngoài sự tu.
Qúy vị! lai khứ tự do
Trong ngoài không trú, tâm không chấp gì
Thông suốt không ngăn ngại chi
Nếu tu được hạnh ấy thì sẽ không
Trái với Bát Nhã Tâm Kinh
Hết thảy Văn tự khế kinh Đại Thừa
Tiểu thừa gồm có mười hai
Bộ loại đều do người mà lập ra
Bản tánh trí tuệ kiến thành
Nếu không có con người này tạo luôn
Hết thảy vạn pháp đều không
Cho nên vạn pháp do người khởi hưng
Hết thảy kinh sách do người
Lập ra, nhưng có hạng người, trí, ngu
Trí: đại căn, ngu: tiểu căn
Người ngu hỏi người trí đây nghĩa gì
Người trí giảng cho người ngu
Tâm người ngu bỗng được khai phát ra
Khi ấy người ngu hết ngu
Và kẻ ngu không khác gì người khôn
Chưa ngộ Phật ẩn chúng sanh
Ngộ rồi thì chúng sanh thành Phật ngay,
Vạn pháp đều ở tự tâm
Sao không nơi tâm thấy ngay được liền
Chơn như bản tánh tự nhiên
Và trong Bồ Tát Giới kinh dạy rằng:
“Xưa nay tự tánh tịnh thanh”
Và ai biết được tự tâm của mình
Thấy được bản tánh quang minh
Và như vậy thì đều thành Phật ngay,
Trong Kinh Tịnh Danh nói rằng:
“Tức ngay lúc ấy được vào bản tâm”.
Thiện tri thức! Tôi xưa nay
Ở nơi Ngài Hoằng Nhẫn là như sau
Chỉ một lời vừa nghe qua
Mà được ngộ, thấy được chơn như này
Nên mới đem giáo pháp này
Lưu truyền cho những người nay học liền
Đốn ngộ, được trí Bồ đề
Hãy tự quán tâm, tự nhiên thấy rằng:
Bản tánh thật sự trong tâm
Nếu không tự ngộ, tìm ngay vị thầy
Bậc Đại thiện tri thức ngay
Bậc giảng pháp Tối thượng thừa cho nhanh
Để nhờ chỉ thẳng đường hay
Bậc Thiện tri thức là đầy nhân duyên,
Giáo hóa khiến cho được liền
Kiến tánh của mình tự nhiên, an lành
Hết thảy thiện pháp đều nhờ
Thiện tri thức có thể mà phát ra.
Chư Phật trong ba đời này
Mười hai bộ Kinh đều nhằm tánh tâm.
Không thể tự ngộ phải cầu
Thiện tri thức dạy pháp mầu nhiệm cho,
Người tự ngộ được thì do
Không phải là nhờ bên ngoài tự tâm.
Nhưng cứ một bề chấp cần
Có Thiện tri thức mới mong được rằng
Giải thoát thì phi lý sao?
Vì tự tâm vốn đủ ngay tức thì
Cái tri thức tự ngộ mình,
Nếu khởi vọng niệm đảo điên, mê tà,
Dù Thiện tri thức bên ngoài
Dạy bảo, cũng không cứu ta được nào.
Nếu khởi trí Bát nhã này
Chơn chánh quán chiếu, thì ngay sát na,
Vọng niệm tiêu diệt hết mà.
Nếu biết được tự tánh, chân như liền
 Thì một phen ngộ rồi liền
Đến đất Phật và tự nhiên đạo thành.
Thiện tri thức, hãy nhớ rằng
Trí tuệ quán chiếu trong ngoài suốt trong,
Và tự biết được bản tâm
 Tức là giải thoát thong dong thoát trần,
Mà được giải thoát tức là
 Bát nhã Tam muội, là vô niệm này.
Gọi là vô niệm nghĩa sao?
Nếu thấy hết cả pháp mà tâm không
Ô nhiễm không vướng vào trong
Ấy gọi là vô niệm luôn như vầy.
Hoạt dụng hết thảy chỗ mà
Không bị vướng mắc chỗ nào trong tâm,
Chỉ cần thanh tịnh bản tâm,
Để cho sáu thức đi ra sáu trần,
Không nhiễm đối với sáu trần,
Đến đi tự tại trên đà thong dong
Thông dụng vô ngại tức là
 Trí Bát nhã Tam muội này như đây
Tự tại giải thoát gọi là
Hạnh vô niệm, và nếu trăm việc không
Nghĩ tới, khiến cho niệm dừng
Bị pháp trói buộc, gọi là một bên.
Thiện tri thức! Nói như trên
Người ngộ pháp vô niệm trên đây này
Thì vạn pháp đều thông ngay,
Thì thấy được cảnh giới chư Phật liền.
Người ngộ pháp vô niệm thì
Đến địa vị chư Phật liền nhanh thôi.
Đời sau, người được pháp tôi
Hãy đem đốn giáo pháp môn đây này
Trước người đồng kiến đồng hành
Mà phát nguyện thọ trì ngay như là
Phụng thờ chư Phật, Thánh tăng
Trọn đời không thối chuyển tâm mình thì
Nhất định được thành Thánh Hiền,
 Nhưng cũng cần phải trao truyền, pháp môn
 Không được giấu chánh pháp đây,
Nếu không gặp người đồng hành, thì không
Được truyền, hại cho người kia
Mà rốt cuộc vô ích, vì sợ cho
Kẻ ngu không hiểu, nghi ngờ 
Pháp môn này chẳng thật chơn sáng ngời 
 Mà chịu trăm kiếp ngàn đời
Phải đoạn mất giống Phật luôn thật phiền.
Thiện tri thức! Hãy lắng nghe
Tôi có bài Vô tướng, nên tụng trì.
Người tại gia, và xuất gia
Chỉ cần nương vào ở đây tu hành.
Nếu không tự tu, chỉ là
Nhớ suông lời nói tôi thì vô công.

 Hãy nghe tôi tụng:

Nói thông và tâm thông
Như nhật nguyệt trên hư không
Chỉ truyền pháp kiến tánh
Ra đời phá tà tông
Pháp không có đốn tiệm
Mê ngộ có chậm mau
Chỉ pháp kiến tánh này
Kẻ ngu không hiểu thấu
Nói ra tuy vạn thứ
Lý chỉ qui về một.
Nhà phiền não tối tăm
Thường nên sanh tuệ nhật
Tâm tà, phiền não đến
Tâm chánh, phiền não trừ
Tà chánh đều không vướng
Thanh tịnh đến Vô dư
Tự tánh vốn Bồ đề
Khởi tâm tức thành vọng
Tịnh tâm ngay nơi vọng
Chánh ý tiêu ba chướng
Người đời muốn tu đạo
Không có gì ngại ngăn
Thường tự thấy lỗi mình
Thì phù hợp với đạo
Mỗi loài tự có đạo
Vốn không ngăn bức nhau
Lìa đạo riêng tìm đạo
Suốt đời không thấy đạo
Bôn ba qua một đời
Rốt cùng phai áo não
Muốn thấy được chơn đạo
Làm chánh ấy là đạo
Tự mình không tâm đạo
Như đêm không thấy đường
Nếu người thật chơn tu
Không thấy lỗi thế gian
Nếu thấy người khác sai
Lỗi mình ngay bên tả
Người quấy ta đừng quấy
Ta quấy tự có lỗi
Chỉ bỏ tâm tà phi
Thì phá trừ phiền não
Ghét yêu chớ quan tâm
Duỗi dài chân nằm nghỉ
Muốn hóa độ cho người
Mình phải có phương tiện
Chớ để người nghi hoặc
Thì tự tánh hiện bày
Phật pháp ở trong đời
Không lìa đời giác ngộ
Lìa đời tìm chánh giác
Chẳng khác tìm sừng thỏ
Chánh kiến là xuất thế
Tà kiến là thế gian
Tà chánh đều bỏ hết
Tánh Bồ đề rỡ ràng
Tụng này là Đốn giáo
Cũng là Đại pháp thuyền
Mê nghe Kinh trọn kiếp
Ngộ chỉ một sát na.

(Ni Sư Trí Hải)

Tổ lại dạy đại chúng rằng:
“Nay tại chùa Đại Phạm đây tôi liền
 Nói pháp Đốn giáo này truyền,
Xin nguyện chúng sanh khắp trên ta bà
Ngay nơi lời tôi nói mà
Kiến tánh thành Phật, vào nhà Như Lai.
Bấy giờ, Thứ sử họ Vi
Cư sĩ, cùng các quan liêu, xuất gia,
Nghe lời Sư dạy, không ai
Chẳng tỉnh ngộ, và đồng thời tán dương:
“Hay thay! Hay thay! Không ngờ
Đất Lãnh Nam Phật ra đời tại đây.”


Hết Phẩm Hai

Phẩm Thứ Ba
Giải Quyết Nghi Hoặc


Ngày kia, Thứ sử thiết trai
Thứ sử liền thỉnh Sư thăng pháp tòa,
Sau khi dùng thọ trai xong,  
Cùng quan, nho sĩ đồng cung kính rằng
 “Đệ tử nghe Ngài Huệ Năng
Thuyết pháp thật bất khả tư nghì nhiều.
Nay có một vài điều nghi
Xin Hòa thượng đại từ bi giảng bày.
Sư dạy: cứ hỏi tôi đây
- Ngài dạy Tông chỉ Tổ sư Đạt Ma?
-Phải, Lục Tổ trả lời ngay
-         Đệ tử có nghe xưa Ngài Đạt Ma
Hóa độ Lương Võ Đế rằng
Vua hỏi: “Trẫm một đời xây dựng chùa,
Giúp tăng bố thí cúng dường,
Thì có công đức gì không, thưa Ngài?”
“Thật chẳng có công đức chi”.
Đệ tử chưa hiểu, nguyện xin chỉ bày.
Sư dạy: Không công đức lành,
Chớ nghi lời của Thánh nhân xưa này.
Chính vì Võ Đế tâm tà,
Không biết chánh pháp, độ Tăng, tạo chùa,
Bố thí, lập trai giới là
Cầu phước, và đem phước mà khoe khoan
Công đức thì chẳng được đâu,
Công đức ngay nơi Pháp thân, tạo thành
Không do tu phước, mong cầu.
Sư dạy: Kiến tánh là công, như vầy
Bình đẳng là đức như đây.
Mỗi niệm không chướng ngại hay thấy rằng,
Diệu dụng chơn thật bản tâm
Thì gọi là công đức và như sau:
Trong tâm khiêm hạ là công,
Ngoài thực hành lễ kính là đức luôn.
Tự tánh lập vạn pháp: công,
Tâm thể ly niệm: đức, trong ý đồng.
Không lìa tự tánh là công,
Ứng dụng không bị nhiễm ô: đức này.
Tin Pháp thân công đức đây
Thì cố gắng chỉ theo đây mà làm,
Ấy là công đức thật chân.
Người tu công đức không tâm khinh thường
Và kính trọng tất cả luôn.
Nếu mà tâm thường khinh người, ngạo kiêu
Không đoạn, là vô công liền.
Tự tánh không thật, là vô đức rồi.
Niệm không gián đoạn là công,
Tâm hành tánh bình trực là đức luôn.
Và tự tu tánh là công,
Tự tu thân là đức, trong tâm mình.
Công đức thấy tự tánh linh
Không cầu ở bố thí hay cúng dường.
Phước đức, công đức khác nhau.
Võ Đế không biết lý chơn, thế nào
Không phải Tổ sư nói sai.
Thứ sử lại hỏi Huệ Năng, thưa Ngài:
- Đệ tử thường thấy tại gia,
Xuất gia niệm A Di Đà Phật Danh,
Cầu sanh Tây phương Lạc Bang,
Bạch thưa họ được vãng sanh không Ngài?
Xin Ngài trừ nghi này cho.
-   Sứ quân nghe kỹ, lời tôi nói này.
Thế Tôn ở Xá Vệ thành
Thuyết Tây Phương Dẫn Hóa Kinh, rõ ràng
Có nói cách đây không xa,
Có tới mười vạn tám ngàn, chỉ cho
Mười ác, tám tà trong thân,
Số dặm nên nói là xa cũng vì
Mỗi người có tánh linh riêng
Nói cho những người hạ căn đó mà,
Còn bậc thượng trí, nói gần
Người có hai hạng, pháp thì không hai.
Mê ngộ thấy có chậm mau.
Người mê niệm Phật cầu về Tây Phương,
Người ngộ tự tịnh tâm luôn,
Phật dạy: “tịnh độ do mình tịnh tâm ”.
Kẻ phàm liễu đạt tự tâm,
Không biết Tịnh độ trong tâm, như vầy
Nên chỉ nguyện Đông nguyện Tây.
Còn người ngộ thì ở đâu cũng vầy
Cho nên, Phật dạy sau đây:
“Tùy sở trú xứ thường an lạc” hoài.
(Chỗ nào cũng hằng an vui).
Nếu Sứ quân được cái tâm địa là
Không có chỗ nào bất lành,
Tây phương ở cách đây không xa nhà.
Nếu ôm lòng bất thiện mà
Niệm Phật mong cầu vãng sanh khó về.
Nay Thiện tri thức hãy nên
 Từ bỏ mười điều ác, mê tức là
Đi được mười vạn dặm xa.
Sau trừ tám việc tà là đi thêm
Tám ngàn dặm sẽ bước về
Mỗi niệm thường thấy tánh, luôn thực hành
Bình đẳng, chánh trực, thẳng ngay
Tây phương như khảy móng tay, đến liền
Bèn thấy Di Đà, Thánh Hiền.
Ngài Tổ Huệ Năng lại khuyên nhủ rằng:
Sứ quân chỉ cần thực hành
Mười thiện nghiệp, đâu cần cầu vãng sanh.
Còn cái tâm không đoạn ngay
Mười điều ác thì Phật nào rước đi.
Ngộ Đốn pháp vô sanh thì
Thấy Tây phương tức khắc liền, nếu như
Không ngộ thì niệm Phật cầu
Vãng sanh, đường xa làm sao tới nhà.
Huệ Năng dời cõi Phương Tây
 Đến cho trước mắt ngay này, muốn không?
Đại chúng đều nói thưa  rằng
- Ở đây, nếu thấy được ngay, như vầy
Thì cần chi nguyện vãng sanh?
Xin Ngài từ bi hiện bày Tây phương,
Khiến tất cả được thấy luôn.
Sư dạy: Sắc thân con người hợp thành,
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đây,
Được gọi là năm cửa ngoài, và thêm
Có cửa ý, nằm bên trong
Tâm là đất, tánh là vua, như vầy
Vua thì ở trên đất tâm,
Tánh ở thì vua ở, và tánh đi
Thì vua cũng sẽ ra đi.
Tánh còn thân tâm còn, và nếu như
Tánh đi thân tâm hoại đi.
Phật do nơi tánh mà tìm, và xin
Chớ tìm bên ngoài thân tâm,
Tự tánh mê si tức là chúng sanh,
Tự tánh giác là Phật ngay.
Từ bi gọi là Quán Âm, và này 
Hỷ xả là Thế Chí, và
Năng tịnh là Thích ca, và như đây
Tánh bình trực là Di Đà.
Tâm nhân ngã là núi Tu Di này,
Tâm tà vạy là biển đông,
Tâm phiền não là sóng cồn, nhấp nhô
Tâm độc hại là rắn rồng,
Tâm dối trá là quỷ thần, dạ xoa
Tâm trần lao là cá tôm,
Tham sân: địa ngục, si là súc sanh.
Nếu thường làm mười nghiệp lành,
Thiện tri thức! Thì thiên đường hiển ra.
Còn nếu trừ nhân ngã tâm,
Thì núi Tu Di sụp ngay, đổ liền,
Và bỏ tâm tà vạy thì
Nước biển khô cạn, không phiền não chi
Sóng lặng, độc hại tiêu thì
Cá tôm hết, ngay trên miền tự tâm,
Giác tánh, tức Như Lai quang minh này,
Ngoài chiếu sáu cửa tịnh thanh,
Phá sáu Dục giới cõi trời ngay luôn,
Và tự tánh chiếu bên trong,
Thì ba độc dứt trừ, cùng với bao
Các tội báo địa ngục đồng thời tiêu.
Nếu trong ngoài sáng suốt thì
Cũng như cõi Tây phương không khác gì?
 Không tu như vậy thế thì,
Làm sao đến cõi ấy về quê hương?
Đại chúng nghe nói tỏ tường
Đều thấy rõ tự tánh, đồng tán dương,
Nguyện khắp pháp giới chúng sanh
Nghe đều được giải ngộ nhanh nơi này.
Sư dạy: - Thiện tri thức đây!
Nếu tu hạnh này thì hàng tại gia
Thực hành ngay tại ở nhà 
Vẫn tu được, không cần ra ở chùa.
Tại gia làm được vậy thì
Như người Phương Đông mà tâm tánh lành,
Ở chùa mà không tu hành
Thì như Phương Tây mà làm ác nhân.
Chỉ cần tâm thanh tịnh chân
Thì nơi tự tánh chính là Tây phương.
Vị thứ sử hỏi cho tường:
-   Tại gia làm sao tu hành, Tây Phương
-    Xin Đại sư chỉ con đường.
Sư nói: - Tôi nay nói bài tụng kinh
Vô tướng cho đại chúng nghe.
Chỉ cần y theo đó siêng tu, thì
Cùng nhau tịnh độ quy y
Ở cùng một nhà  khác gì với tôi.
Nếu không tu theo đó, thì
Xuất gia cũng không ích gì đạo đâu.
Tụng rằng:

Tâm bình chính là giữ giới
Hạnh thẳng cũng như tu thiền
Ơn thì phụng dưỡng cha mẹ
Nghĩa thì trên dưới thương nhau
Nhượng là tôn ti hòa mục
Nhẫn thì mọi lỗi không rao
Nếu cưa được cây lấy lửa
Bùn đọng quyết mọc sen hồng
Đắng miệng mà là thuốc tốt
Trái tai tức thị lời ngay
Sữa lỗi liền sanh trí tuệ
Ôm lầm tâm chẳng phải hiền
Hằng ngày thường làm việc ích
Hành đạo không do xuất tiền
Bồ đề ngay nơi tâm kiếm
Ích chi hướng ngoại tìm cầu
Nghe giáo nương theo tu hành
Thiên đường ở ngay trước mắt.
(Ni Sư Trí Hải)

Sư dạy: Thiện tri thức này!
Hãy nương theo đó tu hành để cho
Thấy tánh thành Phật ngay luôn.
Pháp không thể đợi, các ngươi nên về.
Tôi nay sẽ đến Tào Khê.
Có ai nghi điều gì thì cứ thưa,
Vi thứ sử, và quan liêu
Trong hội thiện nam nữ đều ngộ khai
Tất cả tín thọ phụng hành,
Cùng hàng tứ chúng, chân thành, an vui.

  
Hết Phẩm Ba

Phẩm Thứ Tư
Định Tuệ

Sư dạy: Thiện tri thức này!
-   Pháp môn này của tôi, đây nghĩa là
Lấy định tuệ làm nền nhà.
Chớ lầm rằng định, tuệ là khác nhau.
Định tuệ là một, không hai.
Định là thể của tuệ đây, tuệ là
Dụng công của định ấy mà
Khi tuệ thì định ở trong tuệ, là
Khi định, tuệ trong định liền.
Nếu biết nghĩa ấy, nghĩa là hiểu ra
Định tuệ đồng học như sau.
Những người học đạo không nên bảo rằng
Trước định rồi phát tuệ sau
Trước tuệ rồi phát định sau như vầy.
Vậy thành ra pháp có hai,
Nói lời tốt mà trong lòng thì không,
Luống có định tuệ vô công,
Cũng vì định tuệ không đồng mà thôi
Nếu tâm miệng tốt trong ngoài,
Thì định tuệ quân bình ngay luôn rồi
Tự ngộ mà tu hành thôi
Không do tranh luận, nếu giành trước sau,
Thì khác gì kẻ mê ngu
Không hiểu biết được hơn thua, thêm rằng
Ngã chấp pháp chấp lăng xăng
Không rời bốn tướng. Huệ Năng Tổ rằng
Qúy vị! Định tuệ thế nào?
Như ánh sáng đèn, có đèn sáng trưng,
Không đèn thì tối âm u,
Đèn là thể  của sáng và trong khi
Ánh sáng là dụng của đèn,
Thể vốn đồng nhất, tên thì có hai,
Pháp định tuệ cũng như vầy.
Nhất hạnh Tam muội nghĩa là như sau
Trong khi đi đứng ngồi nằm,
Thường thực hành một tâm ngay thẳng hoài.
Cũng như trong Kinh Tịnh Danh:
“Tâm ngay thẳng là đạo tràng, và tâm
Ngay thẳng là Tịnh độ” này.
Chớ có tâm hành quanh co, như vầy
Ngoài miệng chỉ nói thẳng ngay,
Nói nhất hạnh Tam muội mà không luôn
Thực hành cái tâm thẳng ngay.
Chỉ cần cái tâm thực hành thẳng ngay,
Đối pháp đừng có chấp nê
Vướng mắc pháp tướng, kẻ mê si rồi
Chấp nhất hạnh Tam muội thôi
Bèn cho rằng bất động ngồi một nơi,
Tâm không khởi vọng niệm là
Nhất hạnh Tam muội, quá là mê si
Nếu mà hiểu như vậy thì
Nhất hạnh Tam muội khác gì vô tri
Thành nhân duyên chứng đạo kia.
Thiện tri thức! Đạo cốt là lưu thông,
Sao lại còn ngăn trệ hoài.
Tâm không trú pháp, tức là lưu thông.
Tâm trú pháp, tự buộc ràng.
Còn nói ngồi bất động thì cũng như
Xá Lợi Phất ngồi trong rừng,
Bị Duy Ma Cật trách ngày xưa kia.
Lại có kẻ dạy ngồi rằng
Quán tâm quán tịnh mà không động lòng,
Dụng công như vậy kẻ ngu
Không hiểu, chấp thành ra khùng, bệnh điên.
Những người như thế mà khuyên
Lẫn nhau thật ra lạc lầm lớn to.
Chánh giáo không đốn tiệm đâu,
Chỉ tánh người có chậm mau thôi mà.
Người mê hiểu đạo dần dần,
Còn người ngộ thì tu hay thực hành.
Khi đã tự biết bản tâm,
Tự thấy bản tánh, thì không khác gì.
Do đó mà đã lập ra
Giả danh đốn tiệm như vầy mà thôi.
Thiện tri thức! Pháp môn này
Xưa nay lấy Vô niệm làm Tông, và
Vô tướng làm thể, như là
Vô trú làm gốc, cũng là như sau
Vô tướng có nghĩa là ngay
Nơi tướng mà lìa tướng này như đây.
Còn Vô niệm nghĩa là ngay
Nơi niệm mà lìa niệm đây như vầy,
Vô trú là bản tánh người
Đối với thiện ác yêu hờn thế gian,
Hoặc lời xúc chạm cãi tranh
Đâm thọc khinh bỉ coi rằng như không,
Không nghĩ đến chuyện trả thù,
Trong từng niệm không nhớ hoàn cảnh xưa.
Niệm trước niệm này niệm sau
Nối nhau không dứt, là dây buộc ràng,
Nếu đối pháp không trú vào
Niệm nào thì không bị ràng buộc đâu.
Vô trú làm Gốc đấy mà
 Ngoài lìa hết tướng là Vô tướng này.
Nếu lìa được tướng thì đây
Pháp thể thanh tịnh, ấy là như sau
Lấy Vô tướng làm Thể đây
Thiện tri thức! Đối cảnh tâm không lầm
Gọi là Vô niệm, nghĩa là
Ngay nơi niệm mình thường lìa cảnh, hay
Không đối các cảnh sanh tâm.
Nếu chỉ có trăm việc không nghĩ về,
Và bỏ hết các niệm đi,
Một niệm dứt là chết về cõi kia,
Ấy là lầm to rồi kìa.
Kẻ học đạo nên nghĩ suy nếu mà
Không biết ý Phật pháp thì
Tự lầm còn làm cho người khác mê.
Tự mình mê không thấy mê,
Lại còn hủy báng những Kinh Phật truyền.
Nên lập Vô niệm làm Tông.
Gọi lập Vô niệm làm Tông là gì?
Kẻ mê nói kiến tánh này,
Đối cảnh lại khởi niệm, đây thế là
Tà kiến, vọng tưởng phát sanh.
Tự tánh vốn không pháp nào trong tâm,
Nếu nói có một pháp, và
Vọng chấp họa phúc, ấy là trần lao
Cho nên trong pháp môn này
Vô niệm làm Tông. Vô là vô chi?
Niệm ấy là niệm cái gì?
Vô là không hai tướng, và cũng không
Có một cái tâm trần lao.
Niệm ấy là niệm chơn như tánh này,
Chơn như thể của niệm đây,
Niệm là dụng của chơn như, và thì
Tự tánh chơn như khởi lên,
Không phải mắt mũi lưỡi tai khởi liền,
Chơn như có tánh, cho nên
Khởi niệm, nếu chơn như không có, thì
Khi ấy mắt tai, sắc thanh
Liền hoại. Tự tánh chơn như khởi vào,
Thì sáu căn tuy có rằng
Thấy nghe hay biết mà không nhiễm vào,
Chân tánh thường tự tại ngay
Cho nên Kinh đã dạy rằng như sau:

 “Khéo phân biệt các pháp tướng,
thì đối với đệ nhất nghĩa được tánh bất động.”
(Ni Sư Trí Hải) 

Hết Phẩm Tư


Phẩm Thứ Năm 
DIỆU HẠNH

Sư dạy: Pháp môn thiền này
Nguyên không dính mắc tâm này, cũng không
Phải động, dính mắc tịnh luôn
Nếu nói dính mắc tâm, tâm vốn là
Vọng, biết tâm như huyễn nên
Không chỗ dính mắc. Đồng thời nếu như
Nói dính mắc nơi tịnh, thì
Tánh vốn thanh tịnh, chỉ do niệm tà
Che lấp chơn như, chỉ cần
Không vọng thì tánh tự thanh tịnh liền.
Khởi tâm dính mắc tịnh, bèn
Sanh vọng chấp về tịnh, còn vọng không
Chỗ, dính mắc là vọng luôn.
Tịnh không hình tướng, lập ra tướng này
Cho đấy là công phu đây,
Kiến chấp như vậy che mờ tự tâm,
Thành bị tịnh trói buộc này.
Người tu hạnh bất động thì cốt khi
Thấy mọi người, không thấy về
Phải trái tốt xấu dở hay của người,
Là tự tánh bất động luôn.
Người mê thân tuy rằng không động mà
Khi mở miệng là nói toàn
Phải trái tốt xấu ngắn dài của nhau,
Thì thật trái với đạo luôn.
Nếu còn dính mắc vào tâm, hoặc là
Dính mắc vào tịnh, ấy là
Chướng ngại đạo vậy. Sao tên tọa thiền?
Ở trong pháp môn này thì
Chúng ta nên hiểu những điều trong tâm 
Không chướng không ngại, bên ngoài
Đối hết thảy cảnh ác lành,
Không khởi tâm niệm gọi là tọa đây, 
Ở trong thấy tự tánh này
Bất động nên gọi thiền đây đó mà.
Sao gọi là thiền định? Vì
Ngoài lìa tướng gọi là thiền, bên trong
Không loạn gọi là định luôn.
Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm loạn liền;
Ở ngoài mà lìa tướng, thì
Tâm không loạn, bản tánh thì tự nhiên
Tự tịnh, tự định. Chỉ vì
Thấy cảnh, tư duy cảnh thì loạn thôi,
Còn nếu thấy cảnh tâm không
Loạn đấy là định chánh chơn. Nếu còn
Ngoài lìa tướng tức thiền luôn,
Trong không loạn tức định rồi, còn như
Ngoài thiền trong định gọi là
Thiền định. Bồ Tát Giới Kinh dạy rằng:
“Tự tánh thanh tịnh xưa nay”.
Trong từng mỗi niệm hãy nên tự nhìn
Thấy bản tánh thanh tịnh, thì
Tự tu tự hành, tự thành Phật ngay.




Hết Phẩm Năm 

Hnh Minh



Kinh Pháp Bảo Đàn

Sách nói - tác phẩm Kinh Pháp Bảo Đàn